Tìm giải pháp cho bài toán năng lượng
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hiện có khoảng 1,1 tỷ dân trên toàn cầu chưa tiếp cận được lưới điện. Dù con số này được dự báo sẽ giảm trong tương lai, nhưng các quốc gia lại đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của EVN, từ năm 2015 Việt Nam đã chính thức chuyển từ quốc gia xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu với tổng số 3% nhu cầu năng lượng. Dự báo tỉ lệ nhập khẩu sẽ tăng lên mức 24% vào năm 2030, nhưng cũng có thể lên đến 44%, nếu không đẩy mạnh tiến độ các dự án điện.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia trong ngành năng lượng khẳng định giải pháp cho bài toán an ninh năng lượng là thúc đẩy các nguồn cung năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, là hai lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng khai thác.
Với cơ chế khuyến khích của Chính phủ, thời gian qua nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã được triển khai trên cả nước. Dù vậy, kết quả đạt được vẫn chưa cao so với kỳ vọng. Chẳng hạn, sau 2 năm phát triển mô hình điện mặt trời lắp mái hộ gia đình mới chỉ có 1.800 hộ dân tham gia với công suất lắp đặt 30 MW, một kết quả được đánh giá là rất khiêm tốn so với tiềm năng.
Cơ hội nào cho solar LED?
Gần đây, đèn solar LED đã được nhắc đến như một giải pháp chiếu sáng thay thế với nhiều triển vọng. Có mặt trên thị trường cách đây hơn 10 năm, đèn solar LED ban đầu nhắm vào các cộng đồng nghèo chưa tiếp cận được lưới điện, nhưng có nguồn năng lượng mặt trời (NLMT) dồi dào, như tại châu Phi, châu Á… Các hệ thống chiếu sáng solar LED sơ khai có thiết kế cồng kềnh với nhiều bộ phận rời, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với hệ thống đèn LED sử dụng điện lưới, trong khi phạm vi ứng dụng khá hẹp. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ năng lượng mặt trời và công nghệ LED đã dần khắc phục những hạn chế nêu trên trong các thế hệ đèn solar LED mới.
Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều ưu điểm của solar LED, đặc biệt là tính hiệu quả năng lượng, sự an toàn cho môi trường và người sử dụng, và khả năng ứng dụng công nghệ thông minh, kết nối. Tận dụng nguồn NLMT vô tận, solar LED là giải pháp zero carbon và hoàn toàn miễn phí tiền điện. Không chỉ các vùng chưa có lưới điện, đây cũng là những gì mà các khu dân cư, đô thị, nhà máy hiện đại đang tìm kiếm ở solar LED để giúp giảm thiểu chi phí chiếu sáng, góp phần bảo vệ môi trường. Riêng với điều kiện Việt Nam nơi có nguồn NLMT dồi dào, và điện dùng cho chiếu sáng đang chiếm đến 25% tổng điện năng tiêu thụ, solar LED có thể là một chọn lựa thông minh trong hiện tại và tương lai.
Phát triển bền vững với Philips SunStay
“Tạo ra các giải pháp chiếu sáng có thể giúp giải quyết vấn đề năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi,” ông Antonio Espada Cid, Tổng Giám đốc của Signify Việt Nam (Signify là tên mới của Philips Lighting) khẳng định.
Nhiều năm qua, thương hiệu tiên phong về chiếu sáng LED và các ứng dụng chiếu sáng mới đã tìm tòi, nghiên cứu để phát triển các giải pháp solar LED hiệu suất cao với khả năng ứng dụng linh hoạt. Hệ thống đèn đường Philips SunStay trong đó kết hợp các công nghệ solar, LED, cảm biến thông minh tiên tiến là một thành công của hãng.
Được ra mắt cuối năm 2018 với thiết kế “tất cả trong một” và hiệu suất chiếu sáng lên đến đến 175lm/w, giải pháp này đang được ứng dụng trong nhiều dự án phát triển cộng đồng, chiếu sáng đô thị thông minh, nhà máy, khu công nghiệp, khu cân cư…
Philips SunStay đã được lắp đặt tại xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong một dự án chiếu sáng công cộng sử dụng NLMT để thúc đẩy phát triển bền vững. Bước đầu, các bộ đèn Philips SunStay đã tạo sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của người dân trong xã.
Theo tính toán của chủ đầu tư, mỗi ki-lô-mét đường sử dụng đèn solar LED tiết kiệm điện khoảng 35.000 KWh/năm, tương đương 70 triệu đồng và cắt giảm được khoảng 19,8 tấn CO2/năm. Chi phí lắp đặt hệ thống đèn solar LED cũng thấp hơn khoảng 10% so với hệ thống đèn đường sử dụng lưới điện (tương đương 350 triệu đồng/km).