Tây Ninh nắng nun người giờ trở thành thủ phủ điện mặt trời

Lâu nay nói đến điện mặt trời người ta thường nhắc đến Ninh Thuận và Bình Thuận nhưng có một vùng đất ‘nắng cháy da người’ rất lý tưởng để làm điện mặt trời nhưng dường như đang bị quên lãng đó là Tây Ninh.

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Long An, Tây và Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum.

Tây Ninh nổi tiếng là vùng đất nắng cháy da người, nông nghiệp không mấy phát triển đặc biệt các tỉnh vùng biên giới như Tân Châu, Tân Biên, Trảng Bàng…trước đây rất khô cằn vậy mà giờ đây nó trở thành ‘mỏ vàng’ cho các nhà đầu tư vì nó có một tài nguyên rất đặc biệt đó chính là “Nắng”. Theo thống kê số giờ năng trung bình của Tây Ninh không bằng Ninh Thuận và Bình Thuận nhưng riêng với các huyện vùng biên thì không hề thua kém, số giờ nắng trung bình khoảng 2,400 giờ đến 2,600 giờ trên năm, rất lý tưởng để làm điện mặt trời.

Theo tính toán của chúng tôi cộng với lấy số liệu một số dự án đã lắp đặt tại Tây Ninh thì trung bình hệ thống 1Mwp mỗi tháng có thể tạo ra khoảng 125,000 Kwh điện, nếuvnhân với đơn giá hiện nay là 2,156 đồng/kwh thì nhà đầu tư sẽ thu được khoảng 270 triệu tiền bán điện mỗi tháng, trong khi suất đầu tư đang thấp chạm đáy chỉ còn 14 tỷ đến 18 tỷ cho 1Mwp thì chỉ sau hơn 4 năm là nhà đầu tư thu hồi được vốn, và hơn 16 năm còn lại mỗi năm sinh lời trên 3,2 tỷ đồng, trong khi chi phí vận hành rất thấp.

Thực tế một số nhà đầu tư đã phát hiện được ‘mỏ vàng’ này nên đang rục rịch tìm đất để đầu tư.

Tây Ninh nắng nun người giờ trở thành thủ phủ điện mặt trời.

điện mặt trời

Điển hình hồi tháng 9/2019, tại huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2.

Đây là dự án hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan với số vốn đầu tư hơn 9 ngàn tỉ đồng. Nhà máy này được xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng rộng hơn 504 ha với công suất lắp đặt 420 MW, ở thời điểm đóng điện nó đã là nhà là Nhà máy điện mặt trời lớn nhất nhì Đông nam á.

Theo chúng tôi, hiện nay chính phủ đang tiếp tục khuyến khích phát triển mặt trời mái nhà ít nhất đến hết 2021 (theo dự thảo mới nhất của Bộ công thương) thì Tây Ninh rất lý tưởng để các doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên chính trụ sở hoặc đất của mình.

Giờ đây khi nghe lại lời bài hát bốn vùng chiến thuật đã nổi tiếng một thời của tác giả Trúc Phương “Tây Ninh nắng nung người mà trận địa còn loang máu tươi” chúng tôi liên tưởng tới một ngày không xa vùng đất một thời chiến tranh ác liệt và loang máu tươi này sẽ trở thành thủ phủ của điện mặt trời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0938.266.839
Chat Facebook
Gọi điện ngay