KWh là một đơn vị đo năng lượng điện mà bất kì ai cũng cần biết để có thể điều chỉnh dòng điện và mức độ tiêu thụ điện năng của các thiết bị. Vậy liệu bạn đã nắm rõ các thông tin về đơn vị này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu KWh là gì qua bài viết này ngay nhé. Tham khảo thêm: Photovoltaic là gì?
Khái niệm của KWh là gì?
Một kilowatt-giờ được viết tắt với ký hiệu KWh, được biết tới là một đơn vị thước đo lượng năng lượng điện mà bạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Với thông số này, bạn có thể biết được số tiền điện mà bạn phải chi trả cho mỗi tháng là bao nhiêu. Bởi lẽ hiện nay, khi tới đợt thu tiền điện, công ty điện lực sẽ gửi cho bạn hóa đơn thanh toán tiền điện trên cơ sở chi phí cho mỗi KWh.
Chính vì vậy, KWh được biết tới là một đơn vị công suất điện.
Cách tính chi phí tiền điện trên mỗi KWh
Hiện nay, công ty điện lực hay bất kể nhà cung cấp điện nào cũng sử dụng một chiếc đồng hồ điện để theo dõi việc sử dụng điện của bạn. Sau khi đã biết được tổng số kilowatt-giờ tiêu thụ, người ta sẽ tính được hóa đơn tiền điện mà bạn cần phải trả trong một thời gian nhất định.
Giá điện có thể thay đổi liên tục tùy thuộc vào từng thời điểm, tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và dung lượng tiêu thụ điện của mỗi gia đình. Vậy nên, khi lượng điện tiêu thụ hàng tháng của nhà bạn tăng lên thì việc này cũng đồng nghĩa rằng chi phí mỗi KWh cũng sẽ tăng lên. Có thể tại thời điểm nào đó, bạn thường xuyên bắt gặp việc hóa đơn tiền điện tăng giá thì nguyên nhân gây ra có thể là do lượng điện tiêu thụ tại thời điểm đó đang tăng.
Hiện nay, công nghệ thông tin đang rất phát triển, bạn có thể dễ dàng tra cứu hay cập nhật tin tức giá điện trên website của nhà cung cấp điện.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính được 1 KWH bằng bao nhiêu tiền dựa trên hóa đơn tiền điện của bạn bằng cách lấy tổng số tiền phải trả tên hóa đơn tiền điện và chia cho tổng số KWh tiêu thụ điện của tháng đó.
Ví dụ, khi bạn cần trả cho hóa đơn tiền điện là 650.000 đồng và lượng điện tiêu thụ thống kê trên đó là 360 KWh. Bạn có thể áp dụng công thức tính trên là lấy 650.000 : 360 = 1.801 đồng/KWh. Như vậy chúng ta hiểu rằng 1 KWH sẽ có giá là 1.801 áp dụng trong tháng đó.
Như vậy, với việc áp dùng 1 trong 2 công thức trên, bạn có thể dễ dàng tính được lượng điện năng tiêu tốn của mỗi thiết bị điện trong gia đình của bạn. Và chắc chắn, từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng tính được chi phí tiền điện một cách đơn giản.
Đơn vị KWH trong hệ thống năng lượng mặt trời
Hiện nay, hệ thống năng lượng mặt trời được coi là giải pháp tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người. Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng KWH chính là chiếc chìa khóa để bạn có thể thiết lập được một hệ thống năng lượng mặt trời thích hợp nhất cho gia đình.
Khi đã xác định được số KWH để có thể đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện của gia đình, bạn sẽ tính được hệ thống năng lượng mặt trời cần lắp đặt để đảm bảo cung cấp được đủ điện cho gia đình tránh thiếu hoặc quá dư thừa gây lãng phí.
Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình của mình thì cần phải xác định được mức sử dụng điện của gia đình bạn. Khi đã xác định được con số này, bạn sẽ có thể dễ dàng trong việc xác định được quy mô hệ thống mà bạn cần lắp.
Chuyển đổi KWh sang KWp
Nếu gia đình bạn đang sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời thì bạn cần nắm được các chuyển từ KWh sang KWp. Nhưng trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu KWp trong hệ thống điện mặt trời: Một KWp được hiểu là công suất đỉnh của một hệ thống mặt trời, là đơn vị dùng để đo lượng năng lượng được sinh ra. Tham khảo thêm:
- [TÌM HIỂU] KWP là gì? Ý nghĩa KWP trong điện mặt trời
- Có nên lắp điện mặt trời tại Hậu Giang không ?
Với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam, các chuyên gia đã ước tính rằng trung bình có khoảng 4 tới 4.5 giờ có nắng. Thời gian này bạn có thể tận dụng để sử dụng những tấm pin năng lượng từ mặt trời. Vậy nên, để có thể tính KWh điện được tạo ra nhờ hệ thống điện mặt trời 1KWp ta lấy từ những tấm pin năng lượng 1×4.5. Trung bình mỗi ngày sẽ tạo ra được khoảng 4.5 KWH điện. Tức là mỗi ngày sẽ tạo ra khoảng 4.5KWh điện. Như vậy thì mỗi tháng hệ thống tấm pin mặt trời sẽ tạo ra khoảng 135 Kwh điện.
Trên đây là một số thông tin về KWh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại đơn vị công suất điện này và có thể tự tính được lượng điện tiêu thụ của gia đình. Nếu bạn là người đang quan tâm tới việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ ngay với Phúc Khang Solar để được tư vấn chi tiết nhất.