Đây Có Phải Thời Điểm Kinh Doanh Điện Mặt Trời Áp Mái?

Điện Mặt Trời không còn từ khóa xa lạ đối với thị trường Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, thị trường điện mặt trời đã chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục đến từ các yếu tố vĩ mô và vi mô về cả phương diện chính sách, công nghệ, giá thành và cả nhận thức của người dùng cuối. Hãy nói gói gọn trong 4 chữ: Phát Triển Vượt Bậc

So với năm 2015, khi Điện Mặt trời được nhắc đến trong Điều 40 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống điện phân phối và tiếp đến vào năm 2017 là Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017 của Thủ tướng chính phủ quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam thì thị trường Điện Mặt trời đã những chuyển biến tích cực trên cả mong đợi.

Có thể nói thời điểm hiện tại là

Thời vàng son của lĩnh vực điện mặt trời khi các yếu tố: Chính sách, Giá thành & Nhu cầu đã hội tụ tại một điểm.

Chính sách khuyến khích điện mặt trời qua từng cột mốc

Có một sự thật không thể phủ nhận, không có sự khuyến khích trong chính sách thì không có thị trường điện mặt trời

  • 11/2015: Điều 40 trong Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống điện phân phối.
  • 04/2017: Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017 của Thủ tướng chính phủ quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
  • 09/2017: Thông tư 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
  • 10/2018: Văn bản số 7458/ EVN SPC-KD tháng 10/2018 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc hướng dẫn thực hiện đấu nối điện mặt trời trên mái nhà.
  • 01/2019: Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg 08/01/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
  • 03/2019: Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Bên cạnh, sự hỗ trợ và khuyến khích điện mặt trời áp mái từ tập đoàn điện lực EVN đã cụ thể hơn bao giờ hết:

No alt text provided for this image

Các quyết định, thông tư, văn bản & thông tin trên là bước ngoặc quan trọng đưa điện năng lượng mặt trời đến gần với hộ gia đình & doanh nghiệp.

Giá thành giải pháp điện mặt trời áp mái có chiều hướng giảm dần theo thời gian

Công nghệ ngày càng phát triển làm giảm giá thành của điện mặt trời là tin tốt cho người thụ hưởng.

No alt text provided for this image

Giá thành của giải pháp điện mặt trời nối lưới* ở thời điểm hiện tại đã giảm mạnh so với 2017 và 2018 từ hơn 30.000 – 35.000 đồng/Wp xuống còn 23.000 – 27.000 đồng/Wp, và tiếp tục giảm xuống mức 20.000 ~ 22.000 đồng/Wp ở thời điểm hiện tại nhờ sự phát triển của công nghệ sản xuất Pin năng lượng mặt trời (Thành phần chính trong các giải pháp điện mặt trời).

Giá thành của giải pháp điện mặt trời áp mái ở thời điểm hiện tại đã giải quyết tốt bài toán về đầu tư và hoàn vốn

(*) Giá thành bình quân của giải pháp điện mặt trời nối lưới từ khảo sát độc lập.

Nhu cầu của người dùng cuối (Khách hàng)

Nếu như trước đây, điện mặt trời là từ khóa xa lạ với người dùng cuối thì đến thời điểm hiện tại nhân thức và mối quan tâm đã có những thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng:

Source: Nhu cầu tìm kiếm trên công cụ Google từ 2017 - 2019, theo Google Trend

Source: Nhu cầu tìm kiếm trên công cụ Google từ 2017 – 2019, theo Google Trend

Thị trường điện mặt trời sôi nổi hơn nhờ sự công hưởng với GIÁ ĐIỆN TĂNG – Một xu hướng tất yếu

Cuối tháng 3 vừa qua, giá điện chính thức tăng giá thêm 8,36%, đưa giá bán điện bình quân tăng từ 1.720,65 đồng lên hơn 1.864 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT.

No alt text provided for this image

(Xem bảng giá điện 2019 tại đây & Quyết định số 648/QĐ-BCT Về điều chỉnh mức giá bán điện bình quân và quy định giá bán điện từ EVN tại đây)

Thêm vào đó, vào ngày 11.3, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 05/2019/QĐ-TTg bổ sung một số điều khoản so với thông tư cũ, nổi bật là việc quy định các dự án điện mặt trời áp mái đã hoàn tất hợp đồng mua bán điện mặt trời với EVN trước ngày 30.6.2019 sẽ được EVN thanh toán việc mua điện theo giá điện cố định là 9,35 cent/kWh ( 2.134 đồng/ kWh) trong 20 năm, tính từ ngày hệ thống vận hành thương mại. Chính vì vậy, thị trường điện mặt trời trong những ngày qua trở nên sôi động hơn bao giờ hết, hấp dẫn nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

Giá điện tăng là tin hiệu tích cực cho thị trường điện mặt trời nói chung và điện mặt trời áp mái nói riêng. Hệ quả của việc tăng giá điện là giá trị của kWp điện mặt trời tăng đáng kể nhờ sự bù đắp thay cho điện lưới. Hay có thể hiểu ngắn gọn:

Giá điện lưới càng cao, lợi ích từ điện mặt trời càng lớn

Xét ở góc độ người dùng cuối, thì giá điện tăng sẽ rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư của giải pháp điện mặt trời áp mái.

Chỉ mất từ 4.5 năm để hoàn vốn khi đầu tư giải pháp điện mặt trời nối lưới

(Dựa trên dữ liệu hoàn vốn từ giải pháp điện mặt trời BigK của SolarBK)

Dựa vào các yếu tố bên dưới có thể nhận thấy được tiềm năng phát triển của thị trường Điện Mặt Trời Áp Mái tại Việt Nam sẽ rất lớn trong thời gian tới:

  1. Điện mặt trời nhận được hỗ trợ tối đa từ Chỉnh phủ
  2. Giá thành giải pháp điện mặt trời đã ở mức hợp lý với đại chúng
  3. Nhu cầu của người dùng cuối tăng mạnh trong đầu năm 2019

Vì vậy, đây chính là thời điểm

bạn đã và đang rất chậm

so với tốc độ phát triển của thị trường Điện Mặt Trời.

Hãy dẹp bỏ trăn trở mà Quyết liệt hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0938.266.839
Chat Facebook
Gọi điện ngay