Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết có một kênh sinh lời siêu lợi nhuận và được bao tiêu thu mua trong suốt 20 năm đó chính là điện mặt trời áp mái trên chính trụ sở công ty.
Dùng điện mặt trời áp mái, nhiều lợi ích kinh tế, môi trường
Điện mặt trời đã, đang trở thành lựa chọn của nhiều DN lớn, như Intel và Wal-Mart, Google, Facebook, Amazone, Tesla. Các DN thuộc mọi quy mô đang tận dụng mọi cơ hội tài chính để lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên nóc trụ sở, cho thấy hệ thống này là một quyết định chiến lược quan trọng; thậm chí, đảm bảo lợi nhuận tài chính vững chắc cho DN.
Theo một số chủ DN, lý do chính nhất để DN quyết định đầu tư lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên nóc trụ sở, là để giảm hóa đơn tiền điện.
Tháng 4/2019, nhiều DN ngấm đòn tăng giá điện, bắt đầu quan tâm đến điện mặt trời. Trong số đó không ít DN đã quyết định đầu tư thử nghiệm từ vài chục Kwp đến vài trăm Kwp để kiểm chứng tính hiệu quả trước khi quyết định đầu tư công suất lớn.
Bên cạnh đó dùng hệ thống điện mặt trời không cần tăng cường hoặc nâng cấp trạm biến áp. Dẫn chứng có một số DN không đủ điện sản xuất cần lắp thêm trạm biến áp, tuy nhiên khi tính toán đã chuyển sang lắp hệ thống điện mặt trời vừa không phải tốn chi phí đầu tư thêm trạm điện mà còn giảm được hóa đơn tiền điện hàng tháng. Thời gian thi công lại nhanh chóng.
Ngoài lợi ích tài chính ngắn hạn trực tiếp, việc lắp đặt các tấm pin mặt trời cũng có thể giúp DN của bạn chống lại sự biến động giá điện và lạm phát. Trong vòng 10 năm qua giá điện tăng bình quân 5% mỗi năm vì vậy việc đầu tư hệ thống điện mặt trời là giải pháp phòng vệ tăng giá điện trong tương lai.
Ngoài ra, nhiều DN chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời nhiều hơn nhằm chung tay giảm phát thải khí CO2, khi mà bảo vệ môi trường đã trở thành lựa chọn tất yếu để phát triển.
Nên đầu tư điện mặt trời ra sao?
Theo Ông Lâm Đạo Nguyên Tp. Dự Án Công ty cổ phần cơ điện Liên Thành Việt Nam (https://lithaco.vn) giá mua và lắp đặt các tấm pin mặt trời đã giảm đáng kể trong 5 năm qua, làm cho tính kinh tế của năng lượng mặt trời thậm chí còn hấp dẫn hơn. Suất đầu tư bình quân từ 15 tỷ đến 18 tỷ cho mỗi Mwp (1000 kwp), diện tích lắp đặt trung bình khoảng 7000 m2.
Suất đầu tư cao hay thấp phụ thuộc vào lựa chọn hai thiết bị chính là tấm pin quang điện và biến tần của nước nào. Thông thường các tấm pin được Bloomberg xếp hạng được nhiều khách hàng lựa chọn. Biến tần SMA hoặc Seimens KaKo của Đức được khách hàng đánh giá cao; hai thương hiệu này đã được công nhận từ lâu về chất lượng và độ bền.
Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, thời gian qua điện mặt trời bắt đầu phát triển ở các tỉnh miền Trung.
Mới đây, Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg nêu rõ, các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều, đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ cho 2 bên mua và bán điện mặt trời áp mái, đồng thời tạo động lực khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực đầu tư vào các dự án điện mặt trời áp mái.
|