Là nhà cung cấp thiết bị/hệ thống năng lượng mặt trời cho công chúng, chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày từ mọi người từ những người mới cho đến những khách hàng đã từng có kinh nghiệm về năng lượng mặt trời.
Đương nhiên, có một số câu hỏi điển hình mà chúng tôi nhận được hàng ngày. Vì vậy để thuận tiện cho các bạn, chúng tôi quyết định thu thập và chọn lọc các câu hỏi kèm theo câu trả lời chi tiết về những thắc mắc điển hình của người tiêu dùng về thiết bị/hệ thống năng lượng mặt trời.
Dưới đây là danh sách 10 câu hỏi thường gặp nhất về điện năng lượng mặt trời mà chúng tôi nhận được. Cùng với đó chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời một cách chi tiết, do đó bạn đọc dù chưa có kiến thức về điện mặt trời trước đó vẫn có thể hiểu được.
NHỮNG CÂU HỎI CƠ BẢN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1. Sự khác biệt giữa hệ thống điện mặt trời hòa lưới và ngoài lưới?
Hệ thống hòa lưới là kết nối với lưới điện quốc gia. Lưới điện lúc này đóng vai trò như một bộ lưu trữ năng lượng cho các tấm pin mặt trời, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không cần phải mua pin lưu trữ. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều tiền, đó là lý do chính mà tại sao chúng tôi luôn khuyên khách hàng hòa lưới nếu ngôi nhà phù hợp.
Nếu bạn không có khả năng để truy cập vào lưới điện, lúc này bạn sẽ cần một hệ thống ngoài lưới với ắc quy điện để bạn có thể lưu trữ năng lượng và sử dụng nó khi trời tối.
Có một loại hệ thống thứ ba là hệ thống hóa lưới và pin lưu trữ. Loại hệ thống này giống như loại hòa lưới nhưng có ắc quy để lưu trữ điện trong trường hợp lưới bị mất điện.
2. Những thành phần nào tạo nên một hệ thống điện năng lượng mặt trời?
Các thành phần chính cho hệ thống hòa lưới là:
- Các tấm pin mặt trời, để thu năng lượng từ mặt trời.
- Một biến tần, để chuyển đổi dòng điện pin mặt trời sản xuất ra thành dòng điện tương thích với các thiết bị điện gia dụng.
- Giá đỡ, đóng vai trò là nền móng để gắn kết các tấm pin với mái nhà.
Hệ thống điện mặt trời độc lập sẽ bao gồm thêm:
- Ắc quy điện, để lưu trữ năng lượng mặt trời các mảng pin tạo ra.
- Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời, để kiểm soát tốc độ sạc pin từ các tấm pin.
Ngoài các thành phần chính này, các hệ thống cũng đi kèm với các bộ phẩn nhỏ như đồng hồ điện, bộ ngắt kết nối và dây điện.
3. Hệ thống năng lượng mặt trời tồn tại được bao lâu?
Các tấm pin năng lượng mặt trời có thể tồn tại được hơn 25 năm, do đó sẽ là điểm chuẩn để đánh giá tuổi thọ của toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài đó bạn có thể sẽ nên thay thế một vài bộ phận khác:
- Biến tần chuỗi hòa lưới: Có thể tồn tại 10 – 15 năm.
- Biến tần ngoài lưới: 5 – 10 năm.
- Ắc quy năng lượng mặt trời: 5 – 7 năm.
Khi xem xét chi phí tổng thể, hãy chắc chắn rằng bạn có tính đến việc thay thế một số bộ phận này trong tương lai.
4. Tôi có thể tự mình cài đặt năng lượng mặt trời không?
Nhiều khách hàng của chúng tôi chọn cách tự mình lắp đặt hệ thống của mình để tiết kiệm tiền. Với một số cài đặt như giá đỡ và pin năng lượng mặt trời, sau đó kết nối các đường dây điện. Một số khách hàng lại chọn cách chỉ mua các vật liệu, thiết bị từ chúng tôi và thuê một trình cài đặt khác.
Nếu bạn quan tâm đến việc cài đặt hệ thống của riêng mình, hãy xem xét các hướng dẫn cài đặt năng lượng mặt trời để có cái nhìn tổng quan về quy trình chi tiết để tránh các sai sót trong lần đầu tiếp cận với điện mặt trời.
Còn nếu bạn muốn thuê một công ty lắp đặt, thì tốt nhất hãy lựa chọn các công ty cung cấp hệ thống điện mặt trời có bao gồm các trình lắp đặt đi kèm, điều này sẽ có thể có lợi cho bạn về chi phí đầu tư cũng như nhận được sự đảm bảo hệ thống tốt hơn.
5. Net metering là gì?
Các công ty điện phải mua lại điện mặt trời dư thừa từ các hộ dân, doanh nghiệp với giá nhất định là những gì mà Nhà nước chỉ thị. Điều này đồng nghĩa, ngoài việc tiết kiệm hóa đơn bạn có thể nhận một khoản thanh toán hàng tháng nếu sử dụng không hết điện năng hệ thống sản xuất ra.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH
6. Chi phí cho một hệ thống điện mặt trời là gì?
Chi phí cho một hệ thống điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ có giá khoảng 16.000 đến 20.000 đồng trên mỗi watt. Chẳng hạn như một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kW sẽ có chi phí đầu tư khoảng 80 đến 120 triệu đồng.
Chúng tôi lấy một khoảng chi phí đầu tư rộng như vậy, là vì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí ngôi nhà của bạn, khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu, tình trạng ngôi nhà… sẽ có những mức giá hệ thống khác nhau.
7. Liệu năng lượng mặt trời có phải là một khoản đầu tư thông minh?
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ thay bạn trả hóa đơn tiền điện hàng tháng. Thời gian hoàn vốn của hệ thống hòa lưới rơi vào khoảng 7 – 10 năm tùy thuộc vào khí hậu tại địa phương, chi phí điện đắt hay rẻ… Như bạn đã biết năng lượng mặt trời có thể tồn tại lên đến 25, điều này đồng nghĩa sau khi đã hoàn vốn bạn sẽ có thể tiếp tục hưởng lợi từ nó hơn 10 năm nữa.
Các dự án năng lượng mặt trời độc lập có chi phí đầu tư cao hơn vì chúng đòi hỏi thêm pin lưu trữ, nhưng nó vẫn là một khoản đầu tư tốt so với các phương pháp cung cấp năng lượng khác.
NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
8. Tôi cần hệ thống có kích thước như thế nào?
Kích thước hệ thống của bạn phụ thuộc vào mức sử dụng năng lượng hàng tháng của bạn, cũng như các yếu tố không gian nơi bạn lắp đặt như bóng râm, thời gian chiếu sáng của mặt trời, loại pin năng lượng mặt trời…
Do đó tùy vào trường hợp cụ thể của bạn sẽ lắp một hệ thống phù hợp nhất với chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ với nhà cung cấp của bạn để nhận được tư vấn chính xác nhất.
9. Điều gì làm nên sự khác biệt giữa bộ biến tần chuỗi, biến tần tối ưu hóa công suất và biến tần vi mô?
Biến tần chuyển đổi năng lượng được tạo ra từ các tấm pin mặt trời thành dòng điện phổ biến có thể sử dụng cho các thiết bị điện.
Một biến tần chuỗi cho phép một nhóm (hoặc một chuỗi) các bảng pin mặt trời cắm vào một đầu vào duy nhất của biến tần. Ví dụ, một biến tần chuỗi có 3 đầu vào có thể nhận 3 chuỗi, mỗi chuỗi 8 tấm pin mặt trời vào biến tần. Đây được xem là loại có hiệu quả nhất về chi phí, nhưng nó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu bạn không xem xét đến các vấn đền về bóng râm, thời tiết xấu.
Bộ kích điện vi mô là các thiết bị nhỏ được gắn riêng biệt với mỗi tấm pin mặt trời. Mỗi biến tần sẽ điều khiển và chuyển đổi đầu ra cho duy nhất tấm pin mà nó kết nối. Nếu một bảng pin bị giảm năng lượng bởi các yếu tố bóng râm, thì sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các tấm pin khác.
Biến tần chuỗi tích hợp tối ưu hóa năng lượng là sự kết hợp lợi ích của cả 2 loại. Có một bộ biến tần trung tâm kết hợp với các bộ tối ưu hóa điện được gắn vào mỗi bảng pin năng lượng mặt trời. Biến tần điều khiển tối ưu hóa năng lượng riêng rẻ (như inverter vi mô), nhưng lại dùng phương pháp tập trung nên chi phí tổng thể rẻ hơn
10. Có những loại ắc quy nào sử dụng trong hệ thống điện mặt trời?
Ắc quy axit-chì là lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí, nhưng chúng đòi hỏi bạn phải bảo trì định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần và chúng có tuổi thọ ngắn.
Ắc quy Lithium-ion là loại cao cấp hơn nên dĩ nhiên sẽ đắt tiền hơn nhiều so với axit-chì, tuy nhiên tuổi thọ của nó tương đối cao và hầu như không cần bảo trì.